Gắn mắc cài niềng răng mất bao lâu? Cần có kỹ thuật như nào?

 Nhiều người thắc mắc gắn mắc cài niềng răng mất bao lâu? Nếu như bạn cũng đang tò mò không biết thời gian gắn mắc cài mất bao lâu thì đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Gắn mắc cài niềng răng mất bao lâu?

Gắn mắc cài niềng răng là một công đoạn mà người bệnh cần phải trải qua trong quá nhiều niềng răng mắc cài.Cụ thể bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa được làm bằng kim loại hoặc sứ rồi dùng keo dán chuyên dụng để gắn lên bề mặt răng. Mắc cài là khí cụ dùng để neo giữ dây cung và cũng là điểm đặt lực để răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn. Trong quá trình niềng răng, kỹ thuật gắn mắc cài niềng răng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Cũng vì thế kỹ thuật này được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên chỉnh nha, nha sĩ tổng quát khó có thể nắm bắt và thực hiện quy trình này.

Thông thường bác sĩ sẽ gắn mắc cài tối thiểu trong 20 phút và tối đa trong 60 phút

Vậy gắn mắc cài niềng răng mất bao lâu? Thông thường bác sĩ sẽ gắn mắc cài tối thiểu trong 20 phút và tối đa trong 60 phút tính từ khi người bệnh ngồi lên ghế nha khoa. Để tránh khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, bác sĩ sẽ không để thời gian gắn mắc cài vượt quá 1 tiếng. Nhưng thời gian gắn mắc cài của mỗi người sẽ không giống nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Gắn mắc cài niềng răng cần kỹ thuật gì?

Hiện nay có 2 kỹ thuật gắn mắc cài niềng răng mà bạn nên biết chính là trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể:

  • Niềng răng trực tiếp sẽ được tiến hành trên ghế răng, khu vực bác sĩ định vị mắc cài trực tiếp lên bề mặt răng của người bệnh.

  • Niềng răng gián tiếp được bác sĩ thực hiện ở trên mẫu răng đã được lấy từ trước rồi bác sĩ sẽ chuyển tất cả mắc cài trên dấu răng vào miệng của người bệnh.

Hiện nay có 2 kỹ thuật gắn mắc cài niềng răng mà bạn nên biết chính là trực tiếp và gián tiếp

Nếu như so sánh hai kỹ thuật này thì niềng răng mắc cài gián tiếp sẽ được thực hiện nhanh và làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng kỹ thuật này chỉ thích hợp với niềng răng mắc cài trong đồng thời quá trình thực hiện phức tạp và chi phí cao hơn. Đa số gắn mắc cài trực tiếp sẽ được ưa chuộng hơn cả.

Thời gian gắn mắc cài niềng răng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian gắn mắc cài bạn có thể tham khảo:

Phụ thuộc vào quá trình làm sạch men răng

Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ cũng cần phải xem xét sức khỏe răng miệng của người bệnh. Để kiểm soát những tổn thương ở bề mặt răng cũng như viêm lợi nếu có, bác sĩ sẽ cạo vôi răng, xử lý bệnh lý răng miệng triệt để liên quan tới vị trí gắn mắc cài. Do phát sinh thời gian điều trị bệnh nền nên thời gian gắn mắc cài cũng trở nên lâu hơn.

Do phát sinh thời gian điều trị bệnh nền nên thời gian gắn mắc cài cũng trở nên lâu hơn

Phụ thuộc vào mức độ khấp khểnh của răng

Có rất nhiều trường hợp gắn mắc cài không được diễn ra ở ngay lần hẹn đầu tiên. Bởi gắn mắc cài một hay nhiều hàm, răng sau hay răng trước còn phụ thuộc vào kế hoạch điều trị, mắc độ răng khấp khểnh như nào.

Phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh

Để định vị mắc cài bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần phải há miệng, cách ly dịch tiết tuyệt đối. Nếu như người bệnh có tiền sử bệnh lý thái dương hàm trước hay trật khớp thái dương hàm thì bác sĩ sẽ thiết kế những khoảng thời gian nghỉ để tăng thời gian thư giãn cơ. Ngoài ra thời gian nghỉ cũng là cách giúp người bệnh dần quen với thao tác chỉnh nha.

Nếu như người bệnh có tiền sử bệnh lý thái dương hàm trước hay trật khớp thái dương hàm thì bác sĩ sẽ thiết kế những khoảng thời gian nghỉ

Phụ thuộc vào bác sĩ chỉnh nha

Hiển nhiên với bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm việc gắn mắc cài niềng răng cũng sẽ nhanh chóng hơn. Đặc biệt với một đối ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thì không chỉ thời gian chỉnh nha nhanh mà kết quả cũng sẽ thành công cả về chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ.

Tham khảo thêm: Gắn mắc cài niềng răng mất bao lâu


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Há miệng ra bị đau quai hàm là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Sưng chân răng khôn nguyên nhân và cách khắc phục an toàn nhất Nha khoa Delia

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng? – Cách điều trị hiệu quả nhất