Các bước niềng răng mắc cài có phức tạp? Có mấy bước chỉnh?
Trước khi chỉnh nha nhiều người vẫn còn chưa biết quy trình, các bước niềng răng mắc cài như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của nha khoa Delia để update chính xác các bước niềng răng chuẩn nhé!
Khám phá các bước niềng răng mắc cài tại nha khoa Delia
Hiện nay Delia cung cấp rất nhiều dịch vụ làm răng. Trong đó bọc răng sứ và niềng răng chỉnh nha được xem là dịch vụ thế mạnh. Với đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, mỗi ngày nha khoa Delia đón tiếp rất nhiều khách hàng đến niềng răng chỉnh nha.
Để hiểu rõ hơn dưới đây là các bước niềng răng mắc cài đang được áp dụng tại nha khoa Delia:
Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim, tư vấn điều trị
Trước khi niềng răng bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám đồng thời chụp X-quang để xem xét tình trạng răng miệng thực tế của người bệnh. Trong trường hợp mắc bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Sau đó bác sĩ sẽ lấy dấu răng rồi bắt đầu quá trình niềng răng.
Bước 2: Gắn mắc cài, dây cung và cố định thun chuyên dụng
Sau khi bác sĩ lấy dấu răng và lên kế hoạch điều trị niềng răng. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chọn lựa phương án niềng răng thích hợp đồng thời đánh giá xem thời gian điều trị là bao lâu. Khi đã tư vấn xong, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng và quá trình này thường diễn ra trong khoảng 1 tiếng.
Bước 4: Hẹn lịch tái khám sau 3 đến 6 tuần
Sau khi đã gắn mắc cài xong, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình di chuyển của răng bằng cách hẹn lịch tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…
Bước 5: Tháo niềng
Cuối cùng khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn khoảng 18 – 24 tháng sau, bác sĩ sẽ tháo niềng và đeo hàm duy trì trong khoảng 2 năm để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới các bước niềng răng mắc cài?
Thời gian niềng răng cũng như các bước niềng răng cũng sẽ thay đổi tùy theo một số yếu tố sau đây:
Tình trạng răng miệng
Trong trường hợp sai lệch khớp cắn như răng hô, móm, khấp khểnh,.. thời gian và kỹ thuật niềng răng cũng sẽ lâu hơn. Ngoài ra khi người bệnh đối diện với những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… cũng sẽ phát sinh thêm bước điều trị trước khi niềng.
Tuổi tác
Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 12 đến 18 tuổi, khi xương hàm vẫn còn phát triển. Tuy nhiên, niềng răng vẫn có thể được thực hiện ở độ tuổi trưởng thành, nhưng hiệu quả có thể lâu hơn và khó khăn hơn.
Chế độ chăm sóc răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả niềng răng và sức khỏe răng miệng. Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn cứng, dai, ngọt, dính,… cũng góp phần rút ngắn thời gian niềng răng.
Tay nghề bác sĩ
Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và an toàn của quá trình niềng răng.
Ngoài ra việc tuân thủ lịch tái khám định kỳ, đeo khí cụ đầy đủ và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố then chốt để đạt được kết quả niềng răng mong muốn.
Tham khảo thêm: Các bước niềng răng mắc cài
Nhận xét
Đăng nhận xét