Cầu răng sứ là gì? Loại cầu răng sứ nào phù hợp với bạn?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng phổ biến, giúp khắc phục hiệu quả các vấn đề về răng miệng. Mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn. Với sự quan tâm ngày càng cao về sức khỏe và thẩm mỹ, các giải pháp phục hình răng như cầu răng sứ đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cầu răng sứ, bao gồm ưu nhược điểm, quy trình thực hiện, chi phí và giải đáp các thắc mắc thường gặp.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng, được thiết kế để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Cầu răng này được gắn vào các răng kế bên vị trí răng mất, giúp lấp đầy khoảng trống và khôi phục chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Phương pháp trồng răng bắc cầu phù hợp với những người mất một đến một vài răng. Không phù hợp với người mất nhiều răng đến toàn hàm.
Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng tiên tiến, mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho người sử dụng, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ và hàm răng khỏe đẹp. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của cầu răng sứ:
Cải thiện chức năng nhai: Cầu răng sứ giúp khôi phục khả năng ăn nhai của bạn bằng cách lấp đầy khoảng trống do răng mất để lại. Đảm bảo chức năng ăn nhai, giúp các răng cân đối, không bị xô lệch.
Giữ các răng kế bên ổn định: Cầu răng sứ ngăn ngừa các răng còn lại xung quanh dịch chuyển vào khoảng trống, giữ cho hàm răng ổn định. Việc duy trì vị trí ổn định của các răng còn lại giúp giảm nguy cơ các vấn đề răng miệng như lệch hàm, đau hàm, hoặc các vấn đề nhai khác.
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Cầu răng sứ được chế tác từ vật liệu cao cấp, có màu sắc và hình dạng giống như răng thật, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn. Cầu răng sứ che lấp hoàn toàn khuyết điểm của răng mất, sứt mẻ, thưa hở, giúp bạn lấy lại nụ cười tự nhiên và duyên dáng.
Nhược điểm của cầu răng sứ
Cũng giống như các phương pháp phục hình răng khác, cầu răng sứ cũng có một số nhược điểm cần lưu ý như:
Ảnh hưởng đến răng trụ: Để làm cầu răng sứ, răng kế bên vị trí răng mất sẽ được mài nhỏ đi để làm trụ đỡ. Việc mài răng này có thể làm yếu đi cấu trúc của răng trụ, dẫn đến nguy cơ mòn hoặc tổn thương răng trụ theo thời gian.
Tuổi thọ hạn chế: Cầu răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 5-15 năm, tùy thuộc vào vật liệu, kỹ thuật thực hiện, và cách chăm sóc của bạn. Sau khoảng thời gian này, cầu răng có thể cần được thay thế, đòi hỏi thời gian và chi phí điều trị bổ sung.
Không ngăn ngừa tiêu xương: Không giống như cấy ghép Implant, cầu răng sứ không kích thích xương hàm, dẫn đến nguy cơ tiêu xương tại vị trí răng mất. Tiêu xương có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và làm tăng nguy cơ dịch chuyển răng còn lại.
Tham khảo thêm: Cầu răng sứ
Nhận xét
Đăng nhận xét