Răng ố vàng – Nguyên nhân, cách khắc phục màu răng tự nhiên nhanh nhất

 Răng ố vàng là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề và mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Do đó, việc chú ý quan sát và theo dõi màu sắc của răng đồng thời chăm sóc răng miệng đúng cách là điều cần thiết. Đọc bài viết sau đây của Nha Khoa Delia để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Răng ố vàng là gì?

Răng ố vàng là trường hợp răng chuyển sang màu ngà, màu vàng hoặc nâu đen. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên ngoài hoặc bên trong. Nếu là yếu tố bên ngoài, sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Người bệnh chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt thì màu sắc của răng cũng sẽ cải thiện. Nếu là yếu tố bên trong, thời gian ố vàng sẽ dài và chỉ có thể giảm thiểu khi chữa trị. Nếu không điều trị kịp thời, miệng sẽ xuất hiện tình trạng bị hôi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Răng ố vàng là tình trạng thay đổi màu sắc của răng

Nguyên nhân khiến cho răng bị ố vàng

Hiện tượng răng ố vàng là do men răng bị bào mòn. Tuy nhiên ngoài ra, có có những nguyên nhân khác điển hình như thói quen sinh hoạt hàng ngày và một số yếu tố ảnh hưởng khác. Cụ thể như sau:

Răng trở nên ố vàng có thể là do hút thuốc lá quá nhiều

Răng ố vàng vì hút thuốc lá

Trong thuốc lá có chứa nhiều chất nicotine và nhựa thuốc lá. Đây là “thủ phạm” sẽ làm răng vàng ố và gây ra hiện tượng vôi răng và mảng bám. Mảng bám và vôi răng sẽ khiến nướu tổn thương gây ra các bệnh như viêm chân răng, viêm lợi. Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là mảng bám vôi văng có màu vàng, nâu trên răng hoặc lợi.

Bị ố vàng răng do bẩm sinh và di truyền

Cấu trúc gen, di truyền là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến yếu tố màu sắc và độ dày của men răng. Do đó một số người di truyền, bẩm sinh răng bị vàng từ nhỏ. Hoặc cấu tạo của men răng không đủ dày để che phần ngà răng.

Ngoài ra trường hợp các bé phải sinh non hoặc người mẹ khi mang thai có sức khỏe yếu, sử dụng nhiều thuốc thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm các loại bệnh răng miệng hơn bình thường. Điển hình là răng vàng từ khi mới sinh ra.

Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline, Histamine, Albuterol có thể khiến răng bị ngả màu. Ngoài ra, các loại nước súc miệng khi sử dụng nhiều ngày có chứa Minocycline cũng khiến răng bị vàng.

Phụ nữ mang thai nếu sử dụng thuốc tetracyclin (điều trị viêm đường tiết niệu) sẽ khiến cho răng em bé khi sinh ra có thể bị xỉn màu.

Uống nhiều cà phê cũng ảnh hưởng đến màu sắc của men răng

Răng ố vàng do thực phẩm

Sử dụng nhiều loại thực phẩm có màu đậm cũng tăng khả năng làm đổi màu răng. Điển hình một số thực phẩm rất dễ gây ố vàng răng như: café, trà, coca, củ rền, các loại rượu đỏ hay quả mâm xôi đen hoặc việt quất.

Răng ố vàng vì tuổi tác

Khi tuổi cao, răng bị lão hóa, men răng sẽ mòn dần và khiến răng ngả màu đi là điều không thể tránh khỏi.

Bị ố vàng do giảm việc sản sinh men răng

Giảm quá trình sản sinh men răng chính là tình trạng các chất dùng để duy trì men răng như canxi và flour bị xáo trộn, hoặc thiếu hụt. Việc này trực tiếp dẫn tới vấn đề răng chuyển màu. Cụ thể hơn chính là vàng răng kèm theo cấc cơn ê buốt khi gặp những kích thích như nhiệt độ cao/thấp do uống nước lạnh/nóng, đánh răng, tẩy cao răng…

Cách chữa trị và khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả

Một số phương pháp khắc phục răng ố vàng hiệu quả tại nhà

Sử dụng nước hòa với baking soda đánh lên phần răng vàng, xỉn màu.

Đổi bàn chải đánh răng sang loại có đầu lông mềm, nhỏ để giúp làm sạch mảng bám tốt hơn.

Nếu vừa xảy ra chấn thương, va đập đến phần răng miệng, bạn cần đi kiểm tra xem có ảnh hưởng gì đến phần cấu trúc răng mà mắt thường không thấy được hay không.

Dùng nước hòa với baking soda để làm sạch và cải thiện màu sắc răng

Tham khảo thêm: Răng ố vàng 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Há miệng ra bị đau quai hàm là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Sưng chân răng khôn nguyên nhân và cách khắc phục an toàn nhất Nha khoa Delia

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng? – Cách điều trị hiệu quả nhất