Có nên nặn mủ chân răng không? Phương hướng điều trị khi chân răng có mủ Nha khoa Delia
Tình trạng chân răng có mủ khiến nhiều người lo lắng và không biết cách xử lý. Nhiều người chọn cách tự nặn mủ tại nhà với hy vọng tình trạng mỏ mọc chân răng sẽ phần nào được cải thiện. Nhưng sự thật có nên nặn mủ chân răng không? Phương pháp điều trị nào là phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn cả? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những điều này thông qua bài chia sẻ dưới đây của Delia nhé!
2 lý do thường gặp gây ra tình trạng chân răng có mủ
Câu chuyện chân răng có mủ không của riêng ai. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân tại sao mình lại gặp phải tình trạng này. Có hai lý do chính khiến mủ chân răng hoành hành và phát triển. Đó là:
Mủ chân răng hoành hành do nha chu bị viêm
Vôi răng không cạo định kỳ, chăm sóc và vệ sinh răng miệng sai cách là căn nguyên gây ra bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Đây là tiền đề khiến chân răng nổi mụn mủ. Ngoài ra vi khuẩn cũng có cơ hội phát triển gây viêm nhiễm nếu như thức ăn thừa mắc ở kẽ răng lâu ngày. Ngoài việc xuất hiện mủ, chân răng còn có nguy cơ bị chảy máu, gãy rụng,… nếu như không điều trị kịp thời.
Viêm tủy răng – Tác nhân gián tiếp gây ra tình trạng chân răng mọc mủ
Một nguyên nhân khác cũng khiến chân răng làm mủ đó chính là viêm tủy răng. Hiện tượng viêm tủy răng có thể là do sâu răng gây ra tình trạng viêm nhiễm, hoại tử tủy. Áp xe còn có thể lan rộng sang các răng khác, vùng nướu quanh đó và cả xương hàm. Nghiêm trọng nhất là các vi khuẩn trong túi mủ có thể lây lan vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết. Điều này thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng con người.
Một số yếu tố khác tiềm ẩn nguy cơ hình thành mủ chân răng
Bên cạnh hai nguyên nhân phổ biến trên, một số người gặp tình trạng chân răng ra mủ là do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, chấn thương khớp cắn ở răng, tác dụng phụ của thuốc, tiểu đường, sức đề kháng yếu, nội tiết tố thay đổi,…
Nguồn: Có nên nặn mủ chân răng
Nhận xét
Đăng nhận xét