Sai lệch khớp cắn là gì? Có mấy loại

 Sai lệch khớp cắn là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà sai lệch khớp cắn còn làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Khớp cắn là sự tương quan giữa 2 hàm trên – dưới, đòi hỏi tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc ở trạng thái nghỉ của răng phải khớp với nhau. Thông thường, hàm răng được coi là khớp cắn chuẩn khi thỏa mãn đủ yếu tố cân đối và đều đẹp giữa 2 hàm.

Một khớp cắn được coi là chuẩn phải có những yếu tố sau:

- Tương quan 3 phần cằm – mũi- trán cân đối cả khi nhìn thẳng lẫn nhìn nghiêng

- Nhóm răng trước (răng số 1,2,3) của hàm trên trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới nhưng không tạo khoảng cách mà các răng tiếp xúc với nhau

- Trục phân chia gương mặt từ mũi qua khe răng cửa 2 hàm đến cằm tạo thành một đường thẳng, không bị gấp khúc.

- Khi khép miệng, những răng hàm trên bao trùm lên hàm dưới phải thật khớp, không tạo ra khoảng hở quá nhiều.

- Răng hàm trên và hàm dưới phải gặp nhau đồng nhất ở mặt nhai, không bị sai lệch.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn: 

– Do di truyền: Nguyên nhân sai khớp cắn do di truyền chiếm đến 70%, răng bị lệch, khấp khểnh, hô móm chủ yếu do gen di truyền

– Thói quen xấu hồi nhỏ: các thói quen như tật mút tay, đẩy lưỡi,… lâu dài sẽ có xu hướng đẩy răng xiêu vẹo, mọc không đúng vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn.

– Mất răng sữa sớm: Răng sữa bị mất sớm sẽ gây hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch, răng bên cạnh mọc chen lấn vào vùng bị mất răng,khi răng mất mọc lên không đủ chỗ sẽ dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, chìa ra ngoài…

Những loại sai lệch khớp cắn bạn thường gặp là:

- Răng chen chúc: răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc nhau trên cung hàm xảy ra khi có quá nhiều răng trong khi không gian của xương hàm cũng như khoang miệng không đủ cho răng mọc.

- Răng mọc lệch: điển hình là phần trung tâm của hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng. Bên cạnh đó, các trường hợp khác như: răng mọc chếch ra, bị xoay lệch…

- Răng thưa: có khoảng trống giữa các răng trên cung hàm hoặc có thể do tỉ lệ của răng hoặc do mầm răng mọc cách xa nhau.

- Răng hô vẩu: đây là trường hợp răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, có thể do răng hoặc do cả cấu trúc xương hàm.

- Răng móm: trường hợp răng hàm dưới mọc bao ra phía người răng hàm trên, có thể do răng hoặc do cấu trúc xương hàm.

- Răng khớp cắn hở: khi cắn thì phần hàm trong khít nhau nhưng các răng cửa hai hàm trên dưới không đóng lại được, hở ra một khoảng.

>>Nguồn: https://nhakhoadelia.vn/benh-ly/cac-benh-ly-khac/khop-can-la-gi.html 

Liên hệ NHA KHOA THẨM MỸ DELIA

Chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: 265 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0763.29.6666

Chi nhánh Tp. HCM

Địa chỉ: Số 15 Đường 6 - Khu đô thị Hà Đô, Cổng 118 đường 3/2, P.12, Q.10

Hotline: 0783.29.6666

Website: https://nhakhoadelia.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Há miệng ra bị đau quai hàm là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Sưng chân răng khôn nguyên nhân và cách khắc phục an toàn nhất Nha khoa Delia

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng? – Cách điều trị hiệu quả nhất